Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nhà Rông - Linh hồn làng bản của người Kon Tum
Nhà Rông ở Tây Nguyên nói chung và ở Kon Tum nói riêng được biết đến như “trái tim” của buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số. Cũng giống với các mái đình của người Kinh, Nhà Rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của dân tộc Tây Nguyên.

 


Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở phía bắc của Tây Nguyên bao la, hùng vĩ, có sáu dân tộc bản địa: Xơ Ðăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, BRâu, Rơ Măm và nhiều dân tộc khác cùng sinh sống như: Kinh, Dao, Tày, Mường, Nùng, Thái, Sán Dìu, Hoa... Kon Tum mang đậm nét truyền thống sử thi và là nơi cội nguồn của ngôi Nhà Rông truyền thống.

 




 Nhà Rông được xây dựng ở vị trí trung tâm của buôn làng

 

Kiến trúc độc đáo của Nhà Rông

 

Nhà Rông là một tác phẩm nghệ thuật lớn bao gồm điêu khắc, hội họa, trang trí… đặc biệt là sự thể hiện không gian thiêng liêng, sức mạnh cộng đồng, là linh hồn của buôn làng. Đây là nơi chiếm giữ vị trí quan trọng nhất trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.

 

Sự quan trọng của Nhà Rông trong tiềm thức của người dân tộc thiểu số Kon Tum được hình thành từ chính sự quan niệm của đồng bào dân tộc, họ cho rằng Nhà Rông thể hiện sự quyền uy, giàu có của dân làng mình, là nơi các vị thần về trú ngụ, là nơi trung gian giữa người và Yang (trời).

 

Trở về quá khứ, theo phong tục cổ truyền, lúc bắt đầu xây dựng, già làng thông báo quyết định làm Nhà Rông cho tất cả thành viên trong làng được biết trước một năm để tập trung dân làng và chuẩn bị vật liệu, sau đó làm lễ cúng Yang để xin phép cho làng thực hiện. Nhà Rông thường được các già làng và những người lớn tuổi trong làng lựa chọn ở vị trí quan trọng nhất, thường ở ngay chính giữa làng. Sau đó, người dân mới dựng nhà ở xung quanh và mặt của nhà thường hướng về phía Nhà Rông. Đây là kiến trúc làng cổ mà hiện nay rất ít làng còn lưu giữ. Già làng là người trực tiếp giám sát, chỉ huy dân làng để đảm bảo hiệu quả thẩm mĩ theo kiến trúc truyền thống, phân công trách nhiệm cho từng hộ dân đóng góp công sức, tìm vật liệu và tiền của.

 

Thanh niên trai tráng khỏe mạnh lo việc cắt, vận chuyển gỗ, chọn những cây gỗ cứng và có khả năng không bị mối mọt, thường là gỗ càchit. Những người già hơn phụ trách từng mảng riêng như đục đẽo kết cấu, tạo thẩm mĩ... những người này thường phải có kinh nghiệm trong việc xây dựng nhà. Nhà Rông có thể làm ròng rã nhiều tháng nhưng 8 trụ lớn chính phải được hoàn tất trong ngày đầu, điều này thể hiện sự thành công, may mắn cho công đoạn tiếp theo. Sau đó là việc làm khung, lên đòn tay, dàn giáo, rui, mè, lợp tranh... mọi công việc phải trôi chảy và thông suốt do những bàn tay vạm vỡ của trai tráng và sự điều hành sáng suốt, tài giỏi của già làng.

 

Người Tây Nguyên quan niệm Nhà Rông là nơi khí thiêng của đất trời tụ lại để bảo trợ cho dân làng, vì thế trong mỗi Nhà Rông đều có một nơi thiêng liêng để thờ các vật thiêng, nhiều khi chỉ là một con dao, hòn đá, chiếc sừng trâu... người lạ không được xem những vật này, hoặc nếu muốn xem thì phải cúng rất kỹ càng.

 

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Nhà Rông thuộc khu vực bắc Tây Nguyên khá đặc sắc và đa dạng. Với mỗi dân tộc khác nhau mà Nhà Rông được xây dựng với hình dáng khác nhau và có nhiều tên gọi khác nhau. Theo đó, Nhà Rông nhỏ và thấp thường là của người Giẻ Triêng; Nhà Rông của người Xê Ðăng lại vút cao, uy vũ; Nhà Rông của người Ba Na lại mềm mại nhưng vẫn không kém phần uy nghi trông như gà mẹ đứng giữa, các nhà sàn chung quanh là đàn gà con; Nhà Rông của người Gia Rai thanh thoát như lưỡi rìu dựng ngược vào trời xanh… Tuy vậy, các Nhà Rông đều có điểm chung là nơi mọi người dân đến để cùng nhau sinh hoạt cộng đồng.

 

Nhà Rông – sức sống và biểu hiện sức mạnh của cộng đồng

 

Theo tâm niệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, đã có làng là phải có Nhà Rông. Làng nào không có Nhà Rông thì làng đó thiếu sức sống cội nguồn. Nhà Rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên.

 

Đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số thì “Dân tộc – Làng – Nhà Rông” là mối quan hệ không thể tách rời, cũng như làng của người Kinh gắn với cây đa, bến nước, sân đình. Nhà Rông hùng vĩ vươn lên bầu trời biểu hiện sức mạnh của một cộng đồng làng, thể hiện tinh thần thượng võ, đầy uy quyền, như là chế ngự không gian và thời gian để khẳng định chủ quyền, lãnh địa của làng.

 

Nhà Rông cũng chính là điểm nhấn của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Cùng một số làng cổ khác trên vùng cực Bắc Tây Nguyên, Nhà Rông là nơi diễn ra lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, đâm trâu, Tết Ét đong… được diễn ra hàng năm. Trong khi đó, lễ hội là đất sống của gần như tất cả các loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian cổ truyền từ các lễ thức, phong tục, tập quán đến các loại hình diễn xướng dân gian, nhạc cụ dân tộc, trang phục, ngôn ngữ, ứng xử... Nhà Rông vừa có giá trị văn hóa vật thể hữu hình, lại vừa có giá trị văn hóa phi vật thể, là nơi diễn ra lễ hội. Những hình ảnh bếp lửa Nhà Rông bập bùng, những ghè rượu cần cột thành dãy hai bên bếp, âm thanh trầm hùng của cồng chiêng, những vòng xoang uốn lượn và gương mặt rạng rỡ của các già làng, các chàng trai cô gái trong lễ hội ở Nhà Rông thể hiện một không gian văn hóa hết sức mộc mạc, đầm ấm, quây quần trong sự cố kết cộng đồng không thể tách rời, làm nên bản sắc phong phú, độc đáo của văn hóa truyền thống dưới mái Nhà Rông.

 

Ngoài những sinh hoạt mang tính tín ngưỡng, cổ truyền, tâm linh, thì hiện nay, nhiều làng còn tổ chức các sinh hoạt với nhiều hình thức mới như: tổ chức chào cờ đầu tuần, lễ mừng báo công, nơi phát động các phong trào lớn của các tổ chức, đoàn thể… Trong Nhà Rông, nhiều bản đã treo ảnh, tượng Bác Hồ, cờ Tổ quốc, Quốc hiệu, có bảng thông báo nội bộ, bảng quy ước bảo vệ rừng, quy ước về an ninh trật tự, nội dung, tiêu chí xây dựng Làng văn hóa...

 

Trải qua hàng trăm năm với bao biến cố của xã hội, Nhà Rông Kon Tum luôn là biểu tượng đẹp về sự trường tồn của cộng đồng buôn làng, là nơi đào tạo và giáo dục thế hệ kế thừa của dân làng, nơi phát huy truyền thống và tín ngưỡng dân gian của người dân bản địa, trở thành biểu trưng không chỉ của tỉnh Kon Tum mà của các tỉnh khu vực Tây Nguyên.

 

Một số hình ảnh về Nhà Rông:

 


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây (10-04-2024)
    Du khách Hàn Quốc 'phải lòng' bãi biển cát mịn và làn nước trong xanh của Việt Nam (02-04-2024)
    Danh thắng địa chất độc nhất vô nhị: Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa (02-03-2024)
    Quảng Bình: Những con số 'biết nói' ở làng du lịch tốt nhất thế giới (18-02-2024)
    Báo Australia nêu '9 điều tuyệt vời nhất nên làm ở Việt Nam' (01-02-2024)
    Hơn 90.000 lượt du khách trong và ngoài nước đến Lễ hội Tết Việt (21-01-2024)
    Kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc (08-01-2024)
    Hoa kiểng Sa Đéc mang lại hơn 6.000 tỉ đồng cho tỉnh Đồng Tháp (30-12-2023)
    Tàu Diamond Princess đưa khách du lịch trở lại Cố đô Huế (11-12-2023)
    Tà Xùa - Một trong những thiên đường săn mây đẹp nhất miền núi phía Bắc (11-12-2023)
    Chương trình quảng bá 'Miền Di sản Diệu kỳ' hứa hẹn thu hút du khách Malaysia (23-10-2023)
    Hải Dương giới thiệu nhiều sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ đặc sắc (28-09-2023)
    Phố đi bộ đậm chất châu Âu giữa lòng Hà Nội: Địa điểm check-in mới toanh cho giới trẻ (13-09-2023)
    Cặp bánh trung thu lớn nhất Việt Nam sẽ xuất hiện ở Festival Chí Linh – Hải Dương 2023 (11-09-2023)
    Thành phố nào của Việt Nam lọt top được yêu thích nhất châu Á năm 2023? (29-07-2023)
    3 điểm đến ở Việt Nam vào danh sách nơi tránh nóng lý tưởng ở châu Á (26-07-2023)
    Tạp chí Hàn Quốc nêu 5 lý do nên đến Nha Trang trong Hè này (24-07-2023)
    Câu chuyện ly kỳ của người đàn ông miền sơn cước tìm ra hang động lớn nhất thế giới (22-07-2023)
    Du khách reo hò khi bất ngờ gặp 'điềm may' cá nhám voi ở biển Kỳ Co - Eo Gió (20-07-2023)
    Người đàn ông 30 năm miệt mài xé quần jeans (20-07-2023)

Các bài viết cũ:
    Phú Yên có ghềnh Đá Đĩa (05-11-2013)
    Côn Sơn - Kiếp Bạc, một cõi bình yên (30-10-2013)
    Phút tĩnh tâm ở Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt (28-10-2013)
    Hoa gốm đất Phù Lãng (25-10-2013)
    Cà phê Hà Nội chiều thu (24-10-2013)
    Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên (22-10-2013)
    Chùa Khmer Nam Bộ (18-10-2013)
    Phong phú tiềm năng du lịch Sơn La (17-10-2013)
    Phố đồ cổ Lê Công Kiều  (11-10-2013)
    Nhà thờ gỗ ở cao nguyên đất đỏ Kon Tum (08-10-2013)
    Thác Bảo Đại - Vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên (04-10-2013)
    Đình Sừng - Một di sản kiến trúc văn hóa độc đáo (30-09-2013)
    Khám phá ngôi chùa đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long (27-09-2013)
    Quê hương thu nhỏ (26-09-2013)
    Hà Nội lãng mạn như thơ với những xe hoa (19-09-2013)
    Ký ức ngọt ngào về Trung thu ngày ấy (17-09-2013)
    Mùa cải nương trên triền núi (12-09-2013)
    Về Hội An ăn xíu mà gánh (09-09-2013)
    Vũng Tàu quê tôi (06-09-2013)
    Quê nhà tôi ơi (04-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152755521.